Ngải cứu thường mọc hoang ở những bãi đất trống, phát triển tốt ở mọi điều kiện thời tiết. Do vậy, ở đâu chúng ta cũng thấy sự có mặt của ngải cứu. Lá ngải cứu mọc so le nhau, hình răng cưa. Mặt trên có màu xanh tươi, nhẵn bóng, còn mặt dưới có màu trắng tro và nhiều lông nhỏ.
Ngải cứu có vị đắng, thành phần có chứa nhiều các chất có lợi cho sức khỏe như axit amin, flavonoid, adenine nên việc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta rất tốt cho quá trình hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho kinh nguyệt.
Ngải cứu có thể sử dụng trực tiếp chưa qua chế biến hoặc nấu chín. Trong y học cổ truyền, tất cả bộ phận của rau từ lá tới thân đều có công dụng làm thuốc.
Lá ngải cứu được sử dụng trong điều trị các bệnh về thân kinh và co thắt, vô sinh, đau bụng kinh, hen suyễn và các bệnh liên quan đến não. Đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt, ngải cứu cũng có tác dụng giảm đau và điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Ngoài ra, lá ngải cứu cũng có công dụng kháng khuẩn, cầm máu rất tốt. Thông thường lá cây ngải cứu có thể hái về, rửa sạch đem phơi khô để sử dụng khi cần thiết. Sau khi phơi khô, rau vẫn có những tác dụng như ngải cứu tươi.
Thân ngải cứu trong y học cổ truyền được cho là vị thuốc chống thấp khớp, chống co thắt dạ dày rất hữu hiệu khi sử dụng liên tục. Bạn cũng có thể phơi khô để sử dụng dần.
Rau ngải cứu dung để chế biến nhiều món ăn khác nhau: dung ăn sống, hầm gà, hầm trứng vịt lộn, trứng gà lộn để bồi bổ sức khỏe, trứng rán lá ngải, rau ngải cứu nhúng lẩu, ngải cứu nấu canh.
Nhiều bài báo cho rằng ăn rau ngải cứu có thể gây sảy thai, Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào cho rằng mẹ bầu ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai. Đặc biệt là 3 tháng đầu, tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ không nên quá lạm dụng ngải cứu. Bà bầu ăn rau ngải cứu có thể dẫn đến ra máu nhiều, co thắt tử cung và sảy thai. Nếu mẹ bầu có ý định ăn rau ngải cứu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Top